Lịch sử ngành in thế giới và ông tổ ngành in Việt Nam

In ấn hay ấn loát là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông, vải… bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong ngành xuất bản.

Hình thức sớm nhất của in ấn là in bằng âm bản khắc gỗ, với các nghiên cứu hiện tại thì in ấn đã xuất hiện ở Trung Quốc có niên đại từ trước năm 220 trước Công nguyên và Ai Cập vào thế kỷ IV. Phát triển sau này trong in ấn được lan rộng, đầu tiên được phát triển ở Trung Quốc, đặc biệt trở thành một công cụ hiệu quả hơn cho các ngôn ngữ phương Tây với bảng chữ cái hạn chế của họ, được phát triển bởi Johannes Gutenberg vào thế kỷ XV.

Lịch sử ngành in thế giới

Năm 868, ở Trung Hoa (Trung Quốc ngày nay), sách đã được in bằng các bản khắc gỗ. Trong năm 1040, Bi Sheng (Tất Thăng) đã sáng chế chữ in. Những con chữ này được dùng để in không chỉ một cuốn sách.

Những năm 1430, Johannes Gutenberg đã phát minh ra máy in. Khi phương pháp in hiện đại của ông ra đời tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật.

Máy in cho phép chúng ta có thể đưa một lượng lớn thông tin đến thế giới với chi phí thấp và hiệu quả.

Chiếc máy in là nền tảng của nhiều loại máy khác, tất nhiên, tinh xảo hơn chiếc bánh xe nhiều. Sự truyền bá kiến thức trong sách vở đã giúp những người khác có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và phát minh ra nhiều thứ hơn.

Lịch sử ngành In ấn Việt Nam – ÔNG TỔ NGHỀ IN CỦA VIỆT NAM

Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 – 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.

Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.

Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.

Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng – Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.

Kỹ thuật in ấn hiện đại

lịch sử ngành in

Sách báo ngày nay thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét (offset)

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Máy in offset tờ rờiMáy in offset tờ rời cấu tạo

Máy in offset tờ rời, cấu tạo và nguyên tắc vận hành

Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:

Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt và ứng dụng thực tiển trên các chất liệu sử dụng (như giấy bóng, in tem decal làm nhãn sản phẩm, tờ rơi, catalogue, tạp chí, sách báo), kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).

Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.

Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại.

Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ.

Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca ta lốc), in lụa, in quay, in phun (chia làm 2 loại là khổ nhỏ và in khổ lớn) và in laze. Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montréal, ở Quebec, Quebecor World

In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in màu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

In tẩy màu

In tẩy màu (Discharge printing) là kỹ thuật in được ứng dụng rộng rãi ngày nay, đặc biệt là in trên chất liệu vải, áo thun. Sự khác biệt giữa chính giữa in gốc nước và in tẩy là bước cuối cùng bao gồm một phụ gia tẩy màu được nhuộm nguyên thủy trên vải, và thay thế nó bằng màu sắc mong muốn.

In tẩy Discharge là một sự lựa chọn tối ưu khi in trên chất liệu vải tối màu bởi khả năng loại bỏ màu nền của nó. Màu thay thế vùng bị tẩy sẽ trông rất nổi và không bị ám màu như khi in chồng lên màu nền của vải. In tẩy màu Dischard sẽ giúp mức độ chi tiết tăng lên rõ rệt hơn hẳn in sol dẻo. Bằng việc lựa chọn và thiết kế kỹ càng, in tẩy còn có thể giúp vải lụa nhân tạo trở nên rực rỡ hơn.

Điểm yếu của in tẩy màu là kỹ thuật phức tạp hơn rất nhiều so với các loại in khác.

HOTLINE TƯ VẤN:

(028) 66811196

 

KD1: 0906716196

 

KD2: 0776181014

 

KD3: 0909706196

 

NHÀ IN – QUẢNG CÁO LH: 0939870704