Thương hiệu và nhãn hiệu là gì?
Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Từ khái niệm và định nghĩa trên có thể thấy rằng việc in tem nhãn hiệu sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nhằm từng bước khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Về mặt pháp lý
Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì người ta sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Vì chỉ có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
Về khía cạnh vật chất
Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,…
Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.
Về thời gian tồn tại
Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… Hơn nữa nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian có hạn, còn thương hiệu được định vị lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng.
Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Về mặt pháp lý Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Về khía cạnh vật chất Tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng Người tiêu dùng nhận diện qua hình ảnh, từ ngữ, biểu tượng,…
Về thời gian tồn tại Lâu dài: Có thời hạn
Hiện nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách chính xác hai thuật ngữ này và có sự nhầm lẫn về khái niệm coi hai thuật ngữ này là một.
Sau đây là một số điểm để làm rõ hai khái niệm trên
- Trên phương diện pháp lý : Khái niệm “nhãn hiệu” được luật hóa quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, còn “thương hiệu” thì không phải là khái niệm được luật hóa.
- Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo nên nó trở nên thông dụng được đa số người dân sử dụng và được cho là tương đương với “nhãn hiệu”.
- Như vậy, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” sử dụng trong bối cảnh khác nhau, dưới góc độ pháp lý chúng ta sử dụng “ nhãn hiệu”, còn ở góc độ quản trị doanh nghiệp thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “ thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường.
Tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp có thể là một hoặc kết hợp một số các yếu tố sau, khi các yêu tố đó được biết đến rộng rãi và tạo được uy tín nhất định
Từ ngữ đặc trưng: thường là các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của doanh nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp
- Biểu trưng (logo): là các nhãn hiệu hình hoặc phần hình đặc trưng của doanh nghiệp
- Khẩu hiệu đặc trưng (slogan)
Màu sắc đặc trưng
- Kiểu dáng đặc trưng của sản phẩm
- Âm thanh, mùi vị
- Phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng
Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng thương hiệu lại không được luật hóa nên để bảo hộ thương hiệu, việc tiến hành bảo hộ nhãn hiệu – nhãn sản phẩm của doanh nghiệp là thật sự cần thiết.
Nhãn hiệu và thương hiệu trên thực tế đều có thể định giá để xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Nhưng do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên doanh nghiệp cần đánh giá cụ thể để xác định.
HOTLINE TƯ VẤN:
(028) 66811196
KD1: 0906716196
KD2: 0776181014
KD3: 0909706196
NHÀ IN – ĐƠN VỊ QUẢNG CÁO LH: 0939870704
Sản phẩm liên quan
-
80,000₫
-
81₫
-
99₫
-
Liên hệ